Trang chủ / Blog / 6 LƯU Ý KHI TRỘN PHÂN ĐƠN THÀNH PHÂN NPK

6 LƯU Ý KHI TRỘN PHÂN ĐƠN THÀNH PHÂN NPK



1. Khuyến cáo nên trộn mỗi đợt với số lượng nhỏ để hỗn hợp phối trộn được đều hơn.


Vườn sạch 7kg


Phân Ure


2. Phân Lân nung chảy thường ít được sử dụng để trộn thành NPK do nó tan chậm hơn các loại phân đơn: Ure, đạm SA, Kali clorua.


 

A pile of white powderDescription automatically generated

Đạm SA


A pile of small red rocksDescription automatically generated

Phân Kali Clorua

 

3. Phân NPK thương phẩm thường bổ sung sẵn vi lượng (NPK + TE, TE trong phân NPK là từ viết tắt của “Trace Elements” để chỉ các nguyên tố vi lượng). Vì vậy bà con trộn phân đơn thành NPK cần bổ sung thêm phân trung, vi lượng cho cây.


4. Cần tính toán đủ lượng phân cần dùng trong một đợt sử dụng trước khi trộn vì phân trộn không bảo quản được lâu do chảy nước, vón cục, mất dinh dưỡng:


- Nếu trộn Supe Lân với đạm SA phải bón ngay vì nếu để để trong thời gian dài vì hai loại phân này có thể phản ứng tạo thành kết tủa CaSO4 (gây vón cục).

 

A pile of grey powderDescription automatically generated

Phân super Lân

 

- Các phân Urê, Kali Clorua hút ẩm mạnh khi trộn với nhau (dễ chảy nước khi để lâu trong không khí, đặc biệt là khi ẩm độ không khí cao) hoặc khi trộn chúng với các phân khác để lâu rất dễ vón cục nên chỉ phối trộn chúng ngay khi trước bón. 


5. Tránh trộn các loại phân mà sau khi trộn làm giảm chất lượng của phân còn lại, giảm tính hữu dụng của một nguyên tố dinh dưỡng nào đó cần dùng, cụ thể như:


- Tránh trộn phân SA với loại phân có tính kiềm sẽ làm giảm chất lượng phân: như trong trường hợp trộn SA với supe Lân để lâu tạo thành kết tủa CaSO4 (gây vón cục), giảm tính hữu dụng của Canxi (có trong supe Lân) và Lưu huỳnh (phân SA).


- Tránh trộn phân SA và Nitrat Amon với Vôi hoặc với phân Lân nung chảy vì làm bay hơi Đạm có trong phân SA và Nitrat Amon.


- Các phân lân như Supe Lân, … khi phối trộn với Vôi sẽ tạo thành lân khó tiêu do hình thành kết tủa Canxi Photphat.

 

A pile of white ballsDescription automatically generated

Phân Amoni Nitrat

 

6. Khi trộn phân cũng như khi bón phân cho cây phải chú ý đến độ đồng đều về cỡ (kích thước) hạt, tránh hiện tượng trộn các phân có cỡ hạt chênh lệch quá lớn gây phân tầng hạt phân trong lúc rải, hạt nhỏ rơi tầng dưới nhiều hơn, hạt to sẽ nằm ở trên à Điều này sẽ gây hiện tượng:


- Hạt phân sau rải phân tán không đều trên ruộng, có khu vực nhận nhiều hạt phân to tầng trên khi rải lúc đầu, có khu vực lại nhận nhiều hạt phân nhỏ tầng dưới khi rải lúc sau à khiến các cây sinh trưởng phát triển không đồng đều, hoặc sinh trưởng kém vì thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng nào đó.


- Đó là chưa kể có thể gây ngộ độc cho cây nếu bị bón thừa khi lúc sau khi rải tới tầng dưới thùng/thúng phân chứa nhiều các hạt phân nhỏ của một loại phân nào đó. 

6 LƯU Ý KHI TRỘN PHÂN ĐƠN THÀNH PHÂN NPK