Trang chủ / Blog / CÁCH TRỘN PHÂN ĐƠN THÀNH NPK

CÁCH TRỘN PHÂN ĐƠN THÀNH NPK


Công thức chung để tính toán lượng phân đơn cần dùng để tạo thành M kg phân NPK:

m= (a x 100) / b


m: khối lượng phân đơn cần dùng để phối trộn

a: tỷ lệ dinh dưỡng trong công thức NPK cần phối trộn

b: tỷ lệ dinh dưỡng trong phân đơn sử dụng làm nguyên liệu (ví dụ Ure có 46% N, Supe Lân có 16% P2O5, kali clorua có 60% K2O)

 

Công thức 1: trộn NPK từ các loại phân đơn chỉ chứa duy nhất nguyên tố dinh dưỡng (Ure, Supe Lân và Kali Clorua…)


Ví dụ: Để phối trộn thành loại phân có hàm lượng dinh dưỡng tương đương công thức 90 kg NPK 20-20-15 thì cần bao nhiêu phân Ure (46% N), phân Supe Lân (20% P2O5) và phân Kali đỏ KCl (60% K2O)

Giải:

Xác định M: Trong trường hợp này M= 90kg.


Xác định a: NPK 20-20-20 nghĩa là trong 100kg phân NPK này có:

- Tỷ lệ dinh dưỡng Đạm (N) = 20%, a= 20
- Tỷ lệ dinh dưỡng Lân (P2O5) = 20%, a= 20
- Tỷ lệ dinh dưỡng Kali (K2O) = 20%, a= 15.


Xác định b: 

- Phân Ure chứa 46% N, tức b= 46.

- Phân Supe Lân chứa 20% P2O5, tức b= 20.

- Phân Kali đỏ chứa 60% K2O, tức b= 60.

 

Như vậy, để có 100 kg NPK 20-20-20 thì cần:

Khối lượng phân Ure cần dùng = (a x 90) / b = (20 x 90) / 46 = 39,1 kg

Khối lượng phân Supe Lân cần dùng = (a x 90) / b = (20 x 90) / 20 = 90 kg

Khối lượng phân Kali đỏ cần dùng = (a x 90) / b= (15 x 90) / 60 = 22,5 kg


Như vậy, để phối trộn thành loại phân có hàm lượng dinh dưỡng tương đương công thức 90 kg NPK 20-20-15 thì cần 39,1 kg phân Ure (46% N), 90 kg phân Supe Lân và 22,5 kg phân Kali đỏ KCl.


Có thể thấy rằng Tổng khối lượng phân đơn cần dùng là = 39,1 + 90 + 22,5 = 151,6 kg, lớn hơn 100 kg phân NPK lý thuyết ban đầu.


Ghi chú: Khi tổng lượng phân đơn cần dùng lớn hơn nhiều so với lượng phân NPK thì hỗn hợp này không khả thi về mặt chi phí và công sức. Muốn phối trộn những phân NPK có tỷ lệ dinh dưỡng cao, bà con không thể sử dụng các loại phân đơn thông thường mà cần phải lựa chọn những loại phân đơnhàm lượng dinh dưỡng cao hơn như: phân DAP (18% N, 46% P2O5), phân MKP (52,2% P2O5; 34,6% K2O), phân MAP (12,2% N; 61,8% P2O5),... 

 

 

Công thức 2: trộn NPK từ các loại phân đơn chứa một nguyên tố dinh dưỡng (Ure, Kali Clorua…) và với loại phân chứa cả hai nguyên tố dinh dưỡng (DAP, MAP, MKP…): 


CONGTHUCTRONPHANDONTHANHNPK

Ví dụ: Để phối trộn thành 120 kg NPK 13-5-35 thì cần bao nhiêu phân Ure (46% N), phân DAP (18% N + 46% P2O5) và phân Kali đỏ- Kali Clorua (60% K2O).

Giải


Vì trong phân DAP chứa cả đạm và lân nên để tính được công thức trộn phân NPK cần ưu tiên tính khối lượng loại phân đơn chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và nguyên tố dinh dưỡng đó không nằm trong phân đơn khác. Thứ tự tính khối lượng các loại phân đơn lần lượt là: Kali Clorua, DAP và Ure


Xác định M: Trong trường hợp này M= 120kg.


Xác định a: NPK 13-5-35 nghĩa là trong 100kg phân NPK này có:

- Tỷ lệ dinh dưỡng Đạm (N) = 13%, a= 13, hệ số a này trong trường hợp này KHÔNG được áp dụng để tính ngay lượng phân Ure cần dùng vì trong lượng phân DAP cần dùng (để cung cấp Lân) cũng đã có chứa một lượng Đạm (N).

- Tỷ lệ dinh dưỡng Lân (P2O5) = 5%, a= 5.

- Tỷ lệ dinh dưỡng Kali (K2O) = 35%, a= 35.


Xác định b

- Phân Ure chứa 46% N, tức b= 46.

- Phân DAP chứa 46% P2O5, tức b= 46

- Phân Kali đỏ chứa 60% K2O, tức b= 60.

Như vậy, để có 100 kg NPK 13-5-35 thì cần:


Khối lượng phân Kali đỏ cần dùng = (a x 120) / b = (35 x 120) / 60 = 70 kg

Khối lượng phân DAP cần dùng = (a x 120) / b = (5 x 120) / 46 = 13,04 kg

Khối lượng đạm (N) có trong 13,04 kg DAP (chứa 18% N) = (18 x 13,04) / 100 = 2,35 kg.

Khối lượng đạm (N) về mặt lý thuyết cần trộn có trong 120kg NPK 13-5-35 là: (13 x 120)/100 = 15,8 kg.


Cho nên, khối lượng đạm có trong Ure cần dùng = Khối lượng N về mặt lý thuyết cần trộn có trong 120kg NPK (13-5-35) – Khối lượng N đã có trong 13,04kg DAP = 15,8 – 2,35 = 13,45kg.


Khối lượng phân Ure (chứa 46% N) cần dùng = (13,45 x 100) / 46 = 29,2 kg

Khối lượng chất đệm (phân hữu cơ, đất,...) cần sử dụng cho đủ 120 kg = 120 – 70 -  13,04- 29,2 = 7,76 kg.


Vậy để tạo thành 120 kg phân NPK 13-5-35 thì cần 29,2 kg Ure, 13,04 kg DAP, 70 kg Kali Clorua và 7,76 kg chất đệm.

 

Một số công thức trộn phân đơn thành 100 kg NPK

Bảng: Công thức trộn để có được 100 kg NPK từ phân Ure, DAP và Kali Clorua

Đơn vị: kg (làm tròn chẵn)

Công thức phân NPK

Lượng phân Ure

Lượng phân DAP

Lượng phân Kali Clorua

Tổng lượng phân đơn

Chất đệm

30-10-10

57

22

17

94

6

30-20-5

48

43

8

99

1

20-10-10

35

22

17

69

31

19-9-19

34

20

32

86

14

19-19-19

25

41

32

98

2

16-16-8

21

35

13

69

31

20-20-15

26

43

25

94

6

15-5-20

28

11

33

72

28

16-16-16

21

35

27

83

17

25-25-5

33

54

8

95

5

15-30-15

7

65

25

97

3

 

Trên đây là công thức trộn để có được 100kg NPK từ phân Ure, DAP và Kali Clorua. Nếu để có được lượng phân NPK lớn hơn hay nhỏ hơn ta áp dụng các bước như trong Công thức 2 bên trên.

CÁCH TRỘN PHÂN ĐƠN THÀNH NPK