Trang chủ / Blog / ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÁT SINH CÁC LOÀI RẦY XANH GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÁT SINH CÁC LOÀI RẦY XANH GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG


1. Đặc điểm hình thái và sinh học của các loài rầy xanh trên sầu riêng

1.1 Loài rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius

Trứng: Trứng loài rầy xanh có hình dạng hơi cong hình quả chuối dài khoảng 0,6- 0,7 mm, mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu xanh nhạt. Thời gian phát triển pha trứngkéo dài trung bình là 3-5 ngày.


Ấu trùng: Ấu trùng loài rầy xanh có 5 tuổi, lúc mới nở có màu xanh nhạt, sau
 chuyển sang màu xanh lục, từ tuổi 2 trở đi xuất hiện mầm cánh và lớn dần theo tuổi. Thời gian phát triển pha ấu trùng kéo dài trung bình là 11-15 ngày.


Trưởng thành: Trưởng thành loài rầy xanh có kích thước khoảng 3-3,5mm, toàn thân màu xanh đậm, mầm cánh cụp xuống hình mái nhà. Thời gian pha trưởng thành kéo dài từ 5-7 ngày, sức đẻ trứng của một trưởng thành cái trung bình là 20-25 trứng.


A close-up of a plantDescription automatically generated1.2 Loài rầy xanh hai chấm Amrasca biguttula Ishida

Trứng: Trứng loài rầy xanh hai chấm có màu trắng vàng, cong hình quả chuối, dài 0,4-0,5 mm. Mới đẻ màu trắng trong, sau chuyển màu trắng vàng, trước nở 1 ngày có 2 mắt kép màu đen nổi rõ. Thời gian phát triển pha trứng trung bình là 3-5 ngày.


Ấu trùng: Ấu trùng loài rầy xanh hai chấm có 5 tuổi. Mới nở có màu vàng nhạt, sau chuyển màu xanh lục. Thời gian phát triển pha ấu trùng trung bình là 7-9 ngày.


Trưởng thành: Trưởng thành loài rầy xanh hai chấm có cơ thể thuôn dài, màu xanh lục pha vàng. Đầu hơi nhô cao, màu xanh sẫm. Mắt có màu đen. Cánh trước có màu vàng chanh, trong mờ, có một chấm đen lớn nằm trên đỉnh của gân trụ giữa 2 mạch cánh thứ nhất và thứ hai. Cánh sau có màu xanh trắng. Thời gian phát triển trưởng thành trung bình là 7-9 ngày. Sức đẻ của trưởng thành cái trung bình là 25-32 trứng. 


1.3 Loài rầy xanh 4 chấm Amrasca splendens Ghauri

Trứng: Trứng loài rầy xanh bốn chấm có màu trắng vàng, cong hình quả chuối, dài 0,4-0,5 mm. Mới đẻ màu trắng trong khá giống với loài rầy xanh hai chấm, sau chuyển màu trắng vàng, trước nở 1 ngày có 2 mắt kép màu đen nổi rõ. Thời gian phát triển pha trứng trung bình là 3-5 ngày.


Ấu trùng: Mới nở có màu vàng nhạt, dễ phân biệt với các loài rầy khác do phần đầu và sống lưng có những chấm nâu đen rất rõ. Thời gian phát triển pha ấu trùng trung bình là 7-9 ngày.



Trưởng thành: Trưởng thành loài rầy xanh bốn chấm có màu xanh vàng, có mắt kép to màu đen giống như rầy xanh hai chấm, có hai chấm đen ở phần đầu, trước đôi mắt kép nhô cao và nổi rõ. Trên mỗi cánh trước có 2 chấm đen (vì vậy gọi là rầy xanh 4 chấm), trong đó một chấm to và một chấm đen nhỏ hơn. Đây là đặc điểm khác biệt của loài rầy xanh này với loài rầy xanh hai chấm. Cơ thể thuôn dài, màu xanh lục pha vàng. Đầu có màu vàng với 2 đốm tròn màu nâu sẫm. Mắt có màu đen. Mảnh lưng có màu nâu đỏ, có 3 đốm nâu sẫm nằm sau mắt kép đối xứng với trục cơ thể. Chân có màu vàng lục, đỉnh của xương chày có màu nâu đen. Cánh trước có màu vàng chanh, trong mờ, có một chấm đen lớn nhất nằm trên đỉnh của gân trụ giữa 2 mạch cánh thứ nhất và thứ hai, vết thứ hai nhỏ hơn nằm trên đỉnh của gân trụ giữa 2 mạch cánh thứ hai và thứ ba. Cánh sau có màu xanh trắng. Bụng có màu vàng lục, mặt lưng của bộ phận sinh dục có một đốm hình thoi màu đỏ tươi. Thời gian pha trưởng thành kéo dài từ 5-7 ngày, sức đẻ trứng của một trưởng thành cái trung bình là 20- 25 trứng.

 

1.4 Sự khác nhau về hình thái của rầy xanh hai chấm và rầy xanh bốn chấm


 


 

2. Quy luật phát sinh gây hại của loài rầy xanh gây hại chính trên Sầu riêng

Theo nghiên cứu của Lại Tiến Dũng và ctv. (2024), ở các mô hình sản xuất trái vụ và chính vụ thì:

- Ở tất cả các điểm điều tra, mật độ loài rầy xanh gây hại trên giống sầu riêng
 Muongthong đều cao hơn so với giống sầu riêng Ri-6 (Hình 11 và Hình 12; nguồn: Lại Tiến Dũng và ctv., 2024). Mật độ rầy xanh cao nhất vào thời điểm giao nhau giữa mùa khô và mùa mưa trong năm, trong 1 đợt lộc, rầy xanh tập trung gây hại khi lá non chuẩn bị mở.


- Cũng giống với giống Monthong, đối với giống Ri 6, mật độ rầy xanh thường cao ở các tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, sau đó giảm sâu từ tháng 5 đến tháng 8 và tăng trở lại từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.


A graph with red and blue linesDescription automatically generated




A graph with red and blue linesDescription automatically generated


A graph with red and blue linesDescription automatically generated

 

- So sánh mật độ ở hai mô hình chính vụ và trái vụ: Khi so sánh mật độ rầy xanh ở hai mô hình chính vụ và trái vụ trên giống sầu riêng Monthong cho thấy, mật độ rầy ở các mô hình trái vụ thường có xu thế cao hơn, xuất hiện sớm hơn từ tháng 8 (tức là trước 1 tháng so với quy luật chung) (Hình 13; nguồn: Lại Tiến Dũng và ctv., 2024).

ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÁT SINH CÁC LOÀI RẦY XANH GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG