Trang chủ / Blog / YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TƯƠNG ĐỐI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ MẪN NHIỄM CỦA CÂY TRỒNG VỚI THUỐC CỎ

YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TƯƠNG ĐỐI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ MẪN NHIỄM CỦA CÂY TRỒNG VỚI THUỐC CỎ


Những ảnh hưởng của môi trường đến trồng trọt và chăm sóc cây trồng
Nhiệt độ và ẩm độ tương đối thường đồng thời ảnh hưởng đến diễn biến của sự hấp thụ, di chuyển và biến dưỡng của thuốc cỏ trong cây, với tác động ghi nhận trên cả hai khía cạnh là kiểm soát cỏ dại và sự biệt tính của cây trồng (sự mẫn nhiễm của cây trồng với thuốc cỏ). Trong bài viết này, xin được đề cập đến khía cạnh chúng ảnh hưởng sự biệt tính của cây trồng với thuốc cỏ: 

 

* Trong điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, thuốc có có thể gây tổn thương cho cây trồng mà trong điều kiện bình thường loài này có thể chống chịu. 

- Ở nhiệt độ thấp, tế bảo lá cây trồng có thể bị tổn thương và thuốc có thể xâm nhập trực tiếp vào bên trong cây. 

- Ngược lại khi nhiệt độ không khí cao trên 28°C đến 30°C, nhiều loài cây trồng có thể mất khả năng chống chịu đối với một số loại thuốc cỏ đặc thù. Hiện tượng này là phổ biến trong trường hợp Propanil trên cây lúa, MSMADSMA trên cây bông vải, Dinoseb trên đậu nành, SimazineAtrazine trên cây bắp. Thí dụ: 

  • Nhiệt độ cao 30°C tiêu hủy arylacylamine amidohydrolase trong lá lúa mà trong điều kiện bình thường thì enzyme này có nhiệm vụ giải độc Propanil trên lá lúa. 
  • Trên bắp, nhiệt độ cao (với ẩm độ đất đầy đủ) thúc giục sự hấp thụ Atrazine qua lá và rễ có thể dẫn đến vượt ngưỡng giải độc bình thường của cây. 
  • Trong trường hợp DinosebMSMA sự làm khô lá của thuốc kích hoạt bởi nhiệt độ cao. 
  • Cây lanh khi được phun 2,4-D hoặc MCPA bị tổn thương nhiều hơn ở nhiệt độ 29,5°C so với ở 10°C. 
  • Alachlor có thể gây tổn thương cho cây đậu ở nhiệt độ cao đồng thời hiệu quả diệt cỏ kém do thuốc bốc hơi. 


* Ở nhiệt độ cao, các khả năng có thể xảy ra là: 

(i) Kích hoạt tác động làm khô lá của thuốc cỏ; 

(ii) Thúc giục thái quá sự hấp thụ và lưu dẫn của thuốc; 

(iii) Triệt tiêu cơ chế bên trong của thực vật trong việc biến dưỡng thuốc cỏ. 

 

* Sự biến đổi chất sáp trong cây khi nhiệt độ cao:

Lớp phủ sáp trên lá cây, thân non và quả được gọi là "lớp biểu bì". Nó bao gồm cutin, một vật liệu giống như sáp do cây sản xuất. Như vậy, lớp biểu bì thực vật là lớp sáp nằm giữa thực vật và môi trường xung quanh. Lớp biểu bì bảo vệ cây trồng khỏi nhiều tác nhân gây căng thẳng sinh học và phi sinh học...

- Nhiều loài thực vật giảm thấp chất sáp bảo vệ trên lá dưới sự tác động của nhiệt độ cao. 

- Ngược lại ở một số loài khác thể hiện sự gia tăng đáng kể tổng hàm lượng sáp và thay đổi thành phần hóa học tế bào của chúng. 

à Từ đó, tùy vào loài cây với sự biến đổi chất sáp khác nhau khi gặp nhiệt độ cao nên sẽ bị ít hay mẫn cảm nhiều với xử lý thuốc cỏ.

 

 


* Cây con của cây trồng không chịu nổi thuốc cỏ áp dụng trong đất khi nhiệt độ cao cũng bởi vì sự sinh trưởng phong phú quá mức của tế bào. 

 

* Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cũng có thể chi phối sự hấp thụ, di chuyển của sinh chất và hoạt chất thuốc cỏ bên trong cây và sự biệt tính của thuốc diệt cỏ. Ví dụ: 

- Trên cây cà chua, ở nhiệt độ lạnh và pH đất cao, sự di chuyển bên trong cây của Diphenamid từ rễ lên chồi bị cản trở. 

- Nhiệt độ đất cũng có thể hoạt hóa AtrazineSimazine giúp cây gia tăng hấp thụ thuốc.

 

Tóm lại, có thể còn có nhiều ảnh hưởng khác chưa được xác định bởi nhiệt độ trên cây trồng mà chúng chịu trách nhiệm cho việc khích lệ sự mẫn nhiễm với thuốc cỏ của những loài cây trồng chống chịu. 

 

YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TƯƠNG ĐỐI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ MẪN NHIỄM CỦA CÂY TRỒNG VỚI THUỐC CỎ