Trang chủ / Blog / ĐẶC ĐIỂM “BỆNH HÉO XANH” DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN CÂY TRỒNG

ĐẶC ĐIỂM “BỆNH HÉO XANH” DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN CÂY TRỒNG


Triệu chứng bệnh

Khi trời nắng, cây có hiện tượng ngủ ngày, dù có tưới đủ nước, ẩm độ đất thấy vẫn cao, bộ lá vẫn còn xanh tốt. Trời dịu mát, râm hay chiều mát nó lại tươi lại. Qua vài ngày thấy sự phục hồi kiểu này kém dần, dần héo rủ hơn và suy chết.


Chẻ đôi hay vạt phần gốc thân dọc lên thân cây sẽ thấy mô mạch bên trong bị hóa nâu hư hỏng, nếu cắt đoạn cho vào cốc hay lọ nước sạch trong sẽ thấy dòng vi khuẩn trắng đục tuôn ra từ mô bệnh.



Tác nhân gây bệnh:

Vi khuẩn gây bệnh có tên là Ralstonia solanacearum có trong đất, hiếu khí, Gram âm, di động với chùm roi ở cực, không bào tử, hình que, thuộc nhóm vi khuẩn hình thành β-proteobacteria gây bệnh cho cây trồng và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sản xuất của nhiều loại cây trồng trên khắp thế giới (Agrios, 2008). 

Trước đây nó được sếp vào chi Pseudomonas và có tên là Pseudomonas solanacearum

Loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum rất dễ biến dị và phân hóa hình thành nhiều chủng races và biovars khác hẳn nhau về tính chuyên hóa kí chủ, tính gây bệnh và tính độc, phân bố khác nhau ở các vùng địa lí sinh thái. 

 

Nguồn bệnh/lưu tồn: 

- Tàn dư cây bệnhthân, gốc, rễ cây bệnh còn vương vãi sót trên đồng ruộng.

- Đất: Vi khuẩn này có thể sống nhiều năm trên ruộng bị nhiễm bệnh, và đã được ghi nhận là tồn tại 12 tháng trên ruộng khoai tây. Vi khuẩn có thể sống lâu tới 5-6 năm hoặc 6-7 tháng tùy thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, các yếu tố sinh vật và yếu tố khác.

- Củ giống (khoai tây), hạt giống (cây đậu phộng), hom giống (khoai lang)…

- Cỏ dại: Ageratum conyzoides (Cỏ cứt heo/cứt lợn), Solanum nigrum (thù lù đực, lu lu đực, cà đen), Eupatorium odoratum (Cỏ hôi, cỏ lào, bớp bớp), Amaranthus (rau dền dại), cỏ Stylosanthes v.v...

 

Sự lây lan:

Vi khuẩn thể hiện sự di chuyển ngầm và lây lan từ rễ của cây bị nhiễm bệnh sang cây khỏe mạnh, lây lan từ cây này sang cây khác nhờ nước tưới, nước mưa, gió giật, đất bám dính trên các nông cụ dùng để vun xới, chăm sóc.

Vai trò của tuyến trùng gây bướu rễ Meloidogyne incognita và các loài tuyến trùng chích hút rễ khác hoạt động trong đất đã giúp tạo vết thương cho vi khuẩn lây lan, lây bệnh hỗn hợp lên cây cùng nhau.


https://phanbondientrang.vn/upload/tuyen_trung_ban_noi.jpg

Tuyến trùng bán nội ký sinh – Rotylenchulus reniformis (nhuộm đỏ) dang gây hại rễ cây                                                         (Photo courtesy of E.C. McGawley)

 

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh

Bệnh phát triển mạnh và nhanh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là ở trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi khuẩn, trồng các giống mẫn cảm bệnh từ trước. 

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của bệnh: 20 - 35°C. Nhiệt độ thích hợp nhất là ≥ 30°C. Triệu chứng xuất hiện rõ trên cây khi mà nhiệt độ ít nhất phải trên 20°C và nhiệt độ đất phải, 14°C, 

Ẩm độ đất cao tưới nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho bệnh xâm nhiễm phát triển mạnh, truyền lan dễ dàng. Điều thú vị là, trong điều kiện đồng ruộng, tỷ lệ R. solanacearum giảm đáng kể khi độ ẩm của đất giảm, do đó nhấn mạnh tầm quan trọng của đất và mực nước trong việc xác định mức độ nghiêm trọng và lây lan của bệnh.

Đất khô ải hoặc ngâm nước dài ngày (luân canh lúa nước ), bón phân đạm hữu cơ, phân hoai mục với lượng cao (thâm canh) đều có khả năng làm giảm bệnh.

 

ĐẶC ĐIỂM “BỆNH HÉO XANH” DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN CÂY TRỒNG