1. Phân DAP
– Phân có tính kiềm pH từ 7,5 – 8, vì thế phân DAP ít gây ảnh hưởng đến tính chất của đất và các sinh vật sống trong đất.
– Hòa tan tốt trong nước nên cây trồng dễ hấp thu qua việc bón gốc hoặc có thể pha với nước để phun trực tiếp lên lá với nồng độ 1% (lưu ý cần lọc bỏ cặn trước khi phun để tránh nghẽn bét tưới nếu tưới bằng hệ thống tự động).
– Phân DAP hiện nay có 2 loại trên thị trường:
+ DAP 18-46 chiếm 18% đạm (Nitơ) và 46% lân (P2O5)
+ DAP 21-53 chiếm 21% đạm và 53% lân.
– Phân DAP rất phổ biến và được sử dụng cho mọi giai đoạn của cây trồng (hạn chế sử dụng trong giai đoạn cây sầu riêng xổ nhụy):
+ Cung cấp đạm cho lá phát triển to và xanh
+ Bổ sung lân cho thân cành mập, cứng và dày lá
+ Lân thúc đẩy cây ra hoa, kết quả sớm và nhiều -> các nhà vườn trồng sầu riêng đã sử dụng Lân để bón cho cây nhằm mục đích tối ưu hóa công chăm sóc cũng như hạn chế tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng khi có quá nhiều cổ bông trên 1 cây.
– Đối với cây sầu riêng 8-10 năm bà con có thể sử dụng DAP (Lân hữu hiệu P2O5hh = 18-21%) để xử lý tạo mầm trước khi phun tạo mầm và xiết nước làm bông.
2. Supe Lân (SP)
– Dựa vào hàm lượng lân có trong phân mà người ta phân loại thành:
+ Supe Lân đơn: P2O5hh = 17-18%
+ Supe Lân kép: P2O5hh = 37-47%
– Ngoài ra còn có thể phân loại thành các dạng khac như:
+Supe Lân thông thường: hàm lượng lân thấp (15-20%) tuy nhiên hàm lượng Canxi cao.
+ Supe Lân giàu: hàm lượng lân cao hơn Canxi (Lân chiếm 25-35%, Canxi chiếm 10%).
+ Supe Lân rất giàu: hàm lượng Lân lên đến 36-38%
– Đối với cây sầu riêng 5 năm tuổi bà con bón xung quanh tán từ 4-5 kg Supe Lân (P2O5hh :18%).
3. Lân nung chảy
– Phân lân nung chảy còn được gọi là phân lân cao nhiệt, nung chảy quặng apatit ở nhiệt độ cao để chuyển lân thành các hợp chất hòa tan được trong axit yếu.
– Hàm lượng Lân: chiếm từ 15-20% ngoài ra còn bổ sung thêm các loại trung và vi lượng khác như Ca, Mg, SiO, Sắt, Mangan, Đồng,…
– Đối với Lân nung chảy hàm lượng Lân thấp so với các loại còn lại nhưng hàm lượng Canxi và Magie tương đối cao (lượng Canxi và Magie bằng một lượng vôi nhất định, khả năng khử chua tương đương với vôi khoảng 90%).
– Hiệu quả tác dụng lên cây trồng chậm vì thế chỉ thích hợp bón lót hoặc có thể kết hợp chung với phân hữu cơ khi cây bắt đầu bén rễ.
4. Phân MKP
– Loại phân này chứa hai chất dinh dưỡng đa lượng là lân và kali, chiếm 52% Lân (P2O5) và 34% Kali (K2O) => là nguồn cung cấp lân và kali được ưu tiên khi cần hạn chế phân đạm.
– Hòa tan tốt trong nước, thích hợp để phun qua lá -> bà con hay sử dụng để phun qua lá nhằm làm già lá (lưu ý sẽ phun khi lá lụa, không phun khi lá non sẽ dẫn đến hiện tượng cháy lá do hàm lượng kali cao) và phun vào dạ cành nhằm giúp cây ra hoa sớm và tập trung (phân hóa mầm hoa).
5. MAP
– Loại phân này chứa hai chất dinh dưỡng đa lượng là Đạm và Lân: chiếm 12% đạm (Nitơ) và 48 – 61% lân (P2O5).
– Ưu điểm của dòng phân này là độ tinh khiết và thành phần Lân cao, dễ hòa tan => cây hấp thụ nhanh vì giá thành loại này khá cao nên thường được sử dụng để phun qua lá.
Tùy vào giai đoạn mà bà con lựa chọn các loại Lân cho thích hợp, đặc biệt phải quan tâm nồng độ phần trăm lân hữu hiệu có trong sản phẩm. Và tuân theo nguyên tắc: khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển, không bón một lúc quá nhiều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.