1. SỰ TƯƠNG TÁC CỦA ĐẠM LÊN SỰ HẤP THU KẼM Ở CÂY TRỒNG:
Đạm cũng tác động đến tình trạng hấp thụ Kẽm trong cây trồng do nó hỗ trợ sự phát triển của cây trồng và thay đổi độ pH của môi trường rễ. Nhìn chung, bón đủ đạm giúp cây sinh trưởng mạnh, làm tăng nhu cầu kẽm của cây. Ở nhiều loại đất, Đạm là yếu tố chính hạn chế sự tăng trưởng và năng suất thu hoạch của cây trồng, vì vậy nếu bón cả hai loại chất dinh dưỡng Đạm và Kẽm có thể nâng cao sản lượng cây trồng.
Các loại phân đạm có tính chua sinh lý làm tăng khả năng hút kẽm, ngược lại phân đạm có tính kiềm lại làm giảm lượng kẽm cây hút. Ví dụ:
– Các loại phân đạm như Amoni sulphat (NH4)2SO4 có thể tác động làm chua đất và do đó ở những cây trồng thích hợp sẽ giúp tăng lượng kẽm mà cây trồng có thể hấp thụ.
– Trái lại, phân đạm Canxi nitrat Ca(NO3)2 có thể làm tăng độ pH của đất và giảm lượng kẽm mà cây trồng có thể hấp thụ.
2. SỰ TƯƠNG TÁC CỦA LÂN LÊN SỰ HẤP THU KẼM Ở CÂY TRỒNG:
(1) Lân làm giảm Kẽm dễ tiêu (hữu hiệu) trong đất: Hàm lượng P hữu hiệu cao trong đất do bản chất của đất hay do bón quá nhiều phân lân đều ảnh hưởng bất lợi đến Zn hữu hiệu trong đất. Phản ứng giữa P và Zn trong đất tạo ra các chất không tan như Zn3(PO4)2.4H2O, làm giảm P và Zn hữu hiệu trong đất. Ảnh hưởng đối kháng của P với Zn hữu hiệu càng trầm trọng hơn nếu pH đất cao.
(2) Lân làm giảm việc hút Kẽm của bộ rễ do vậy làm chậm việc chuyển Kẽm từ rễ lên thân. Sự tương tác giữa Zn và P trong đất diễn ra rất phức tạp, do sự xâm nhiễm của nấm rễ Vesicular-arbuscular mycorrhizae. Rễ bị xâm nhiễm của nấm rễ mycorrhizae sẽ hút Zn nhiều hơn rễ không bị xâm nhiễm. Sự xâm nhiễm của nấm mycorrhizae ở rễ giảm mạnh khi gia tăng cung cấp P.
(3) Lân làm xuất hiện hiệu ứng hòa loãng đối với Kẽm trên ngọn cây do Lân làm tăng cường sinh trưởng của cây. Người ta đã xác định thấy rằng, trong một số trường hợp việc bón nhiều phân Lân có thể dẫn đến giảm nồng độ kẽm trong cành non của cây trồng.
(4) Tương tác giữa P- Zn không cân bằng làm trao đổi chất trong cây bị rối loạn.
(5) Lân làm ức chế sự chuyển vị của Zn từ rễ đến chồi và “bất hoạt sinh lý” của Zn ở trong chồi, gây “nhiễu loạn” chức năng của Zn.
Khi đất trồng thiếu Kẽm có thể dùng phân bón Kẽm bón dưới gốc như ZnSO4 để bổ sung thêm cho cây. Ngoài ra, để giải quyết tình trạng thiếu Kẽm tức thời cho cây, nhất là khi cây bị các vấn đề gây rối loạn sự hấp thu Kẽm ở rễ, chúng ta có thể bổ sung Kẽm thông qua việc phun qua lá để đáp ứng nhanh chống nhu cầu Kẽm của cây:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.