* Ánh sáng:
Trong thời kỳ phân hóa đòng, nếu thiếu ánh sáng thì quá trình quang hợp tích lũy chất để nuôi đòng hạn chế, đòng lúa phát triển kém và chậm. Bông lúa trổ sau này sẽ ngắn, ít hạt và hạt nhỏ, hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.
Kết quả từ nhiều thí nghiệm cho thấy, thời kỳ cần năng lượng mặt trời cực trọng nhất đối với lúa là từ lúc phân hóa đòng đến khoảng 10 ngày truớc khi lúa chín, vì sự tích lũy tinh bột trong lá và thân đã bắt đầu ngay từ khoảng 10 ngày trước khi trổ và được chuyển vị vào hạt rất mạnh sau khi trổ.
Ngoài ra, trời âm u thiếu ánh sáng hay có sương mù dễ làm phát sinh nhiều dịch bệnh gây hại cây lúa trong quá trình làm đòng.
* Quang kì:
Lúa là cây ngày ngắn, cho nên quang kỳ ngắn điều khiển sự phát dục của cây lúa.
Đặc biệt, đối với các giống lúa quang cảm, nó chỉ làm đòng và trổ bông khi gặp quang kỳ ngắn thích hợp.
Ở ĐBSCL, quang kỳ trong năm biến thiên từ 10:00-13:30 giờ/ngày. Mùa đông ngày ngắn – ngắn nhất là ngày đông chí (22/12 DL), mùa hè dài hơn và dài nhất là ngày Hạ chí (22/6 DL). Các giống lúa có cảm ứng với quang kỳ ngắn (quang cảm) chỉ làm đòng và trổ bông vào những thời điểm nhất định trong năm, lúc mà quang kỳ bắt đầu ngắn dần từ sau ngày thu phân (23/9 dl).
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn làm đòng là 25 – 28°C; nhiệt độ lớn hơn 35°C hay nhỏ hơn 20°C kéo dài 3 – 5 ngày thì số hoa hoàn chỉnh ít; nhiệt độ ban đêm thấp (14°C) và nhiệt độ ban ngày 28°C kéo dài có từ 12 – 15% số hoa bất thụ; nhiệt độ 12 °C liên tục trong 6 ngày thì có 100% số hoa bất thụ.
Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận cho cây lúa vẫn còn có khả năng tượng khối sơ khởi là 15oC. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận cho cây lúa vẫn còn có khả năng phát triển đòng là 15 -20oC; còn nhiệt độ cao nhất được ghi nhận cho cây lúa vẫn còn có thể phát triển đòng là 38oC.
Một bắt cập trong sản xuất lúa hiện nay là những năm gần đây có những giai đoạn nắng nóng kéo dài, điều này sẽ làm lúa phân hóa mầm hoa sớm hơn, diện tích lá cờ giảm, cây chưa tích lũy đủ dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, nắng nóng khiến lúa tiêu thụ lượng nước nhiều hơn, nước mặt ruộng sẽ bốc hơi nhanh hơn, trong khi giai đoạn này rất cần nước trên ruộng. Nắng nóng cũng là nguyên nhân chủ quan, làm cho nông dân ngại đi thăm đồng, ít quan sát cây lúa để bón phân kịp thời. Nông dân bón phân theo tập quán cũ, trễ hơn so với nhu cầu phân bón của lúa giai đoạn làm đòng. Bên cạnh đó, nắng nóng còn làm cho phân bón bị thất thoát do bốc hơi mạnh, thiếu dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa giai đoạn làm đòng, từ đó làm tăng chi phí sản xuất mà năng suất lại suy giảm không theo ý muốn.
Như vậy, nắng nóng, nếu cộng thêm sự chủ quan cung cấp dinh dưỡng không kịp thời và hợp lý thì càng làm cho quá trình hình thành mầm hoa và phát triển bông không hoàn hảo, dẫn đến bông ngắn, không đảm bảo số hạt trên bông. Do đó sẽ làm giảm đáng kể năng suất.
Đối với lúa nước, cả nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nước đều có ảnh hưởng trên sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Suốt từ đầu đến khi tượng khối sơ khởi, đỉnh sinh trưởng của lá, chồi và bông nằm trong nước nên ảnh hưởng của nhiệt độ rất quan trọng. Tuy nhiên, sự vươn dài của lá và sự phát triển chiều cao chịu ảnh hưởng cả nhiệt độ nước và không khí. Đến khi đòng lúa vươn ra khỏi nước, vào khoảng giai đọan phân bào giảm nhiễm, thì ảnh hưởng của nhiệt độ không khí trở nên quan trọng hơn. Do đó, có thể nói rằng, nhiệt độ nước và không khí ảnh hưởng trên năng suất và các thành phần năng suất lúa thay đổi tùy giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong giai đọan sinh trưởng ban đầu, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến năng suất thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi. Giai đoạn giữa nhiệt độ nước ảnh hưởng lên số hạt trên bông (ở lúc phân hóa đòng) và phần trăm hạt chắc. Đến giai đọan sau, nhiệt độ không khí sẽ ảnh hưởng lên năng suất thông qua ảnh hưởng trên phần trăm hạt chắc và trọng lượng hạt.
* Gió:
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa và sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép lửng (hạt không đầy vỏ trấu), làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khi trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp và hô hấp của cây lúa tốt hơn, góp phần tăng năng suất.
Do vậy, nếu có điều kiện, nên cố gắng sắp xếp bố trí thời vụ gieo sạ để khi cây lúa bước vào giai đoạn làm đòng có thể “né” tránh được các điều kiện thời tiết bất lợi làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành đòng lúa.
Ngoài ra, khi cây lúa đang trong quá trình làm đòng mà gặp các điều kiện thời tiết bất lợi thì có thể bổ sung cho cây lúa bằng các chất dinh dưỡng để tăng tính chống chịu, đề kháng tốt như Amino acid, Brassinolide, Kali, Silic, Canxi.
xi….
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.