Triệu chứng thiếu Kẽm trên lúa:
Kẽm là nguyên tố cần thiết cho hàng loạt quá trình sinh hóa trong cây lúa. Zn tích lũy ở rễ nhưng có thể được chuyển đến các bộ phận khác của cây. Bởi vì Kẽm di chuyển trong tan lá ít, đặc biệt trong những cây thiếu Đạm nên hiện tượng thiếu Kẽm thường xuất hiện ở lá non.
Triệu chứng thiếu Kẽm thường xuất hiện từ ngày thứ 10 tới ngày thứ 40 sau khi gieo cấy tùy theo giống, điều kiện đất và khí hậu. Thiếu Kẽm làm sự phục hồi xanh chậm lại, cây còi cọc, kém nở bụi, cây hơi lùn, lá nhỏ xù ra và thường có sọc màu trắng ở giữa các lá non và lá giữa. Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt đến nâu trên các lá giữa sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu nâu sẫm.
Hiện tượng thiếu Kẽm thường xảy ra ở:
- Đất nghèo Kẽm
- Đất có hàm lượng lân, gốc HCO3 cao.
- pH đất cao (từ 7 trở lên) trong môi trường yếm khí
- Do bón quá nhiều lân, phân hữu cơ, vôi nên kẽm bị cố định
- Do trong đất sự hữu hiệu cao của các nguyen tố Sắt, Can xi, Ma giê, Đồng, Man gan và Lân đã làm ức chế rễ lúa hút Kẽm.
Các loại đất có khuynh hướng thiếu Kẽm:
- Đất trước đây được bón nhiều N. P. K (không chứa Kẽm).
- Đất trồng 3 vụ lúa trong 1 năm.
- Các loại đất bị rửa trôi, đất phèn cổ, đất nhiều Na tri, đất mặn trung tính, đất đá vôi, than bùn, đất cát, đất phong hóa mạnh, đất chua, đất có cấu tượng thô.
- Các loại đất có Lân và Si lic cao.
Trong khi thiếu Kẽm mà bón nhiều đạm, đặc biệt là phân urea thì sẽ càng làm cho tình trạng thiếu kẽm trầm trọng hơn bởi các vi sinh vật có ích phát triển không tốt.
Xử lý thiếu Kẽm hiệu quả nhất là bón Kẽm cho đất:
Bón trên bề mặt có hiệu quả hơn so với vùi ở những đất có độ pH cao. Nguồn thông dụng là Kẽm Sun phat ZnSO4. Bón vãi trên mặt đất từ 10 đến 25 kg ZnSO4. H2O, hoặc bón từ 20 đến 100 kg ZnSO4.7H2O. Để bón đều có thể trộn 1 phần phân kẽm Sun phat với 3 phần cát để rải.
Xử lý thiếu Kẽm có thể phun qua lá: để xử lý thiếu Kẽm khẩn cấp trong giai đoạn sinh trưởng như sản phẩm MAGIE- KẼM.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.