* Đặc điểm hình thái:
– Vòng đời bọ xít dài khoảng 32-37 ngày.
+ Giai đoạn trứng: 6-7 ngày
+ Giai đoạn sâu non: 17-22 ngày
+ Giai đoạn trưởng thành: 7-8 ngày
– Trứng hình bầu dục, thường có vết lõm ở giữa, mới đẻ sẽ có màu trắng đục nhưng sau đó chuyển dần thành màu nâu.
– Thông thường bọ xít con có hình dạng giống với bị xít trưởng thành, có màu vàng lục.
– Con trưởng thành có màu xanh pha với màu vàng nâu, con cái có thân dài hơn con đực.
* Đối tượng gây hại:
Bọ xít là loại sâu hại có mặt khắp mọi nơi, chúng gây hại trên rất nhiều loại cây, nhiều nhất vẫn là cây lúa, nhưng ngoài ra còn gây hại trên một số loại cây ăn quả như vải, nhãn,…Chúng làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và năng suất sản phẩm của cây trồng.
* Triệu chứng gây hại bọ xít dài:
– Bông lúa non bị bọ xít tấn công, chích hút trực tiếp vào bông lúa, chúng sẽ ngăn cản quá trình di chuyển của các dưỡng chất lên hạt lúa, ức chế quá trình phát triển, làm những hạt lúa bị hại sẽ lép hơn, hoặc có màu bạc trắng, năng suất giảm đi đáng kể.
* Đặc điểm tập quán gây hại và sinh thái:
– Trứng đẻ thành ổ, từ 1-2 hàng dọc trên cả hai mặt lá lúa (từ 10-15 quả). Đa số đẻ ở mặt trên và ngoài mép lá, có lúc sẽ đẻ trên bẹ lá.
– Trứng nở vào buổi sáng. Bọ xít non khi mới nở sẽ sống tập trung quanh ổ trứng, nhưng chỉ sau 2-3 giờ chúng sẽ phân tán lên bông lúa để bắt đầu chích hút nhựa cây và sau 2-5 ngày lột xác lần thứ nhất.
– Con trưởng thành đẻ hoạt động giao phối vào ban ngày, nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát, buổi trưa nằm im. Trung bình một con cái từ 250-300 trứng, bọ xít trên lúa thường đẻ nhiều trên lúa hơn trên cỏ, vì trên lúa thường có dưỡng chất dễ hấp thu vừa là môi trường phù hợp cho trứng trú ẩn. Và thời tiết hửng nắng hoặc sau mưa thì hoạt động mạnh hơn.
– Cuối vụ mùa, thời tiết mát hơn nên bọ xít cũng hoạt động mạnh hơn. Bọ xít dài trưởng thành khi hút dịch ở cây lúa non nếu bị khua động, lay động như tác động của gió, mưa sẽ bị rơi xuống, sau khi rơi xuống chúng sẽ nhanh chóng lẩn trốn.
– Bọ xít có tính hướng yếu đối với ánh sáng, nên thường bay vào đèn những ngày mưa gió, con đực vào bẫy, bả nhiều hơn là con cái. Bọ xít cũng là loại sâu ưa mùi hôi, tanh.
– Giai đoạn trưởng thành bọ xít dài qua đông ở bụi cỏ ven rừng, trong vườn, ruộng có nhiều cỏ, thảm mục, ống tre, nứa, lúa chiêm xuân,… Sau khi gặt lúa chiêm xuân, bọ xít sẽ chuyển sang cây cỏ, lau sậy, mạ,…
– Bọ xít non hay trưởng thành đều thích hút chích hạt lúa non, vì lúa non có nhiều dưỡng chất, tất cả những dưỡng chất được hấp thu sẽ nuôi bông lúa non đó nên sẽ có lợi cho bọ xít.
– Khi bọ xít hút chích sẽ làm bông lúa lép trắng, không phát triển được nữa, làm giảm đi phẩm chất và năng suất cây trồng.
– Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt nhất là thời kỳ trổ bông, bông lúa sẽ bị bọ xít hút hết các chất dinh dưỡng có được trong đó, làm hạt lửng lép hoặc bạc trắng, giảm năng suất.
– Những ruộng lúa gần bìa rừng, ruộng rau màu hoặc những nơi có nhiều cỏ dại thường bị hại nặng.
* Thiên địch: Thiên địch đáng sợ của loài bọ xít này là ong ký sinh Trissolcus latisulcus, nhện bắt mồi, nấm ký sinh Beauveria, kiến vàng…
– Nhóm ký sinh: Ong ký sinh Trissolcus latisulcus có kích thước khá nhỏ nên rất khó nhìn, chúng hoạt động quanh ruộng lúa để tìm kiếm bọ xít. Sau khi phát hiện được đối thủ bỏ xít chúng sẽ tiến hành hút chích hết các chất của bọ xít.
– Nhóm bắt mồi: Nhện bắt mồi gặp nhiều ở đồng ruộng, chúng ăn thịt rất nhanh. Chúng sẽ đi tìm bọ xít quanh ruộng, khi phát hiện chúng sẽ giăng tơ để vây tóm bọ xít và bắt đầu tấn công.
* Biện pháp phòng trừ bọ xít dài
– Biện pháp canh tác, kỹ thuật
+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các đồng ruộng, hoặc quanh bờ ruộng.
+ Chú ý nên cấy đúng đúng mùa vụ trên từng thửa ruộng lớn, để xây dựng kế hoạch theo dõi, công tác phòng trừ hợp lý.
+ Có thể dùng biện pháp đốt đuốc để bẫy bọ xít trưởng thành ra khỏi ruộng, sử dụng các bó lá xoan ngâm nước giải khoảng một ngày, cố định lên các cọc bố trí quanh ruộng để thu hút bọ xít tập trung lại và tiêu diệt
+ Nên thường xuyên thăm đồng để nhanh chóng phát hiện ra bệnh và kịp thời xử lý.
– Biện pháp xử lý bọ xít dài:
+ Khi phát hiện ra cây trồng có hiện tượng bị bọ xít dài gây hại, nên lập tức xử lý nhanh chóng, tránh trường hợp bệnh lây lan rộng sang các cây khác, hay sang các đồng ruộng khác, bởi loại bọ xít này lây lan rất nhanh nên cần đề phòng.
+ Tránh sử dụng các loại phân, thuốc kích thích trong thời kỳ xử lý, tránh chịu tác dụng phụ từ các loại thuốc.
+ Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi nhẹ để tiêu diệt và xua đuổi sự gây hại của chúng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.